QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỐT MAYONNAISE
TỔNG HỢP CÁC CHẤT BẢO QUẢN THỰC PHẨM
KỸ THUẬT BẢO QUẢN DƯA MUỐI CHUA CHUYÊN NGHIỆP: ĐẢM BẢO ĐỘ AN TOÀN VÀ VỊ NGON
KỸ THUẬT BẢO QUẢN DƯA MUỐI CHUA CHUYÊN NGHIỆP: ĐẢM BẢO ĐỘ AN TOÀN VÀ VỊ NGON
Dưa muối chua không chỉ là món ăn ngon mà còn là một phần không thể thiếu trong nhiều bữa ăn. Để đảm bảo dưa muối chua luôn ngon và an toàn, bạn cần tuân theo một số kỹ thuật bảo quản chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ tập trung vào cách bảo quản dưa muối chua sao cho chúng có thể được bảo quản trong thời gian dài và không bị hỏng.
1. Dưa muối chua để được bao lâu?
Các món dưa, cà được muối chua hay gọi là lên men sẽ lên men trong 2 - 3 tuần trong tủ lạnh hoặc 3 - 4 ngày ở nhiệt độ phòng. Trong quá trình lên men, vi khuẩn axit lactic, cũng như các vi khuẩn có lợi khác sẽ phát triển.
Khi bảo quản thực phẩm lên men ở nhiệt độ phòng thì nên ăn trong vòng một tuần sau khi mở. Nếu để dưa muối chua trong tủ lạnh, có thể trữ được khá lâu từ 3-6 tháng với điều kiện nhiệt độ trong tủ lạnh phải ở mức 4oC trở xuống vì nhiệt độ cao hơn sẽ nhanh làm hỏng dưa. Tuy nhiên, nếu để dưa muối lâu trong tủ lạnh thì dưa vẫn tiếp tục lên men và khi đó sẽ chua nhiều hơn, ăn không ngon. Do vậy, bạn không nên dùng nhiều dưa muối, để khi ăn không hết đỡ lãng phí.
2. Nhận biết dấu hiệu dưa muối chua bị hỏng.
- Khi dưa chua hỏng sẽ có mùi chua, hôi khó chịu do vi khuẩn đã bắt đầu sinh sôi và gây mùi.
- Khi dưa muối bị hư hỏng, cả dưa và nước muối sẽ bị đổi màu thành màu xám đục, dưa bị xỉn màu, có lớp váng màu trắng ở trên, bạn cần bỏ ngay không được ăn.
- Nếu dưa muối chua để lâu xuất hiện nấm mốc trên bề mặt dưa chua hoặc nổi lên trong nước muối ngâm dưa nghĩa là dưa đã bị hỏng.
- Nếu bạn thấy thân hoặc nắp lọ đựng dưa đang muối chua bị phồng lên, nghĩa là quá trình lên men không ổn định, giải phóng các chất khí làm bung nắp từ bên trong và có thể làm hộp bị phồng, bung nắp.
3. Vậy dưa muối chua để được bao lâu thì không bị chua hay hư hỏng và an toàn khi dùng?
3.1. Bảo quản dưa muối trong tủ lạnh.
Để dưa muối lâu chua, các bà nội trợ nên đựng dưa muối trong các lọ, chai thủy tinh, tô bằng sứ sạch trước khi trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp dưa lâu bị chua.
Một bí quyết giúp bảo quản dưa muối trong tủ lạnh mà các bà nội trợ cần biết là có thể bỏ bớt phần nước ngâm dưa để làm chậm quá trình lên men. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ ăn dưa muối tối đa từ 3 đến 5 ngày.
3.2. Sử dụng đũa sạch để gắp dưa.
Không sử dụng đũa hay kẹp sạch là một phần nguyên nhân khiến dưa nhanh chóng bị chua hơn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bởi lẽ, khi sử dụng đũa không sạch để gắp dưa sẽ tạo điều kiện cho một số vi khuẩn xâm nhập vào hũ dưa muối và khiến dưa nhanh chua, thậm chí là bị hư hỏng. Do đó, các bà nội trợ cần lưu ý sử dụng đũa hoặc kẹp sạch để gắp dưa ra đĩa trước khi ăn.
3.3. Không đổ dưa thừa vào hũ.
Nếu ăn không hết dưa muối, các bà nội trợ tuyệt đối không nên đổ dưa còn dư vào lại trong hũ đựng dưa, khiến cho dưa muối sẽ nhanh chóng bị hỏng.
Trong trường hợp còn thừa nhiều dưa muối sau bữa ăn, một mẹo cho các bà nội trợ là hãy chắt bớt nước ngâm dưa rồi cho dưa vào một bát sạch, bọc màng thực phẩm kín miệng bát, đem trữ trong tủ lạnh để có thể tiếp tục ăn trong ngày hôm sau.
3.4. Dùng phụ gia.
Để ngăn dưa, cà nhanh chua và nổi váng, một số người bán dưa đã dùng chất phụ gia chống thối hoặc dùng những chất cấm sử dụng trong công nghiệp thực phẩm.
Dùng muối của axit sorbic như sorbat natri hoặc sorbat kali để bảo quản. Hai chất này có chức năng sát trùng mạnh đối với nấm mốc và nấm men, ức chế hoạt động của vi khuẩn, bảo quản thực phẩm lâu dài, mà không làm ảnh hưởng đến trạng thái bên ngoài, mùi vị cũng như chất lượng của thực phẩm.
Để dưa cà trong lọ dù trữ lâu vẫn không chuyển màu và giữ được màu trắng bắt mắt có thể người bán dùng chất tẩy đường. Đây là một dạng hợp chất có chứa sunfua dioxit (SO2) dùng để giữ cho thực phẩm được tươi, gây nhiễm độc, cụ thể là bị viêm giác mạc, viêm miệng, ruột, dạ dày.
4. Khi nào dưa muối trở nên độc hại.
Dưa, cà muối vẫn là một món ăn tốt cho sức khỏe nếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chúng sẽ trở nên độc hại, thậm chí là tác nhân gây ung thư nếu quá trình muối dưa không đúng cách.
4.1. Muối trong thùng sơn.
Dưa cà muối được bán ngoài chợ được muối và đựng trong các thùng sơn. Trong thùng sơn còn lưu lại chất tạo màu, các chất phụ gia, dung môi từ sơn. Đặc biệt, trong đó có chứa những đơn chất là monome hoàn toàn có thể hòa tan được trong nước dưa. Khi chúng ta ăn, monome sẽ hòa tan trong máu và tế bào gây ung thư.
Các hộp nhựa để muối dưa cà cũng ẩn chứa nhiều mối nguy bởi chúng không phải là loại được phép sử dụng để đựng thực phẩm.
4.2. Lên men, mốc.
Khi dưa hoặc cà mới bị mốc và nổi váng trắng, bạn vẫn có thể hớt bỏ váng, dùng nước ấm đã nấu sôi rửa sạch để ăn. Tuy nhiên, khi chúng đã bị nổi váng vàng hoặc nấm đen nghĩa là đã xuất hiện các vi nấm độc hại, sản sinh ra một loại độc tố có tên là aflatocin có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi, ung thư gan và sản sinh ra một số chất độc hại khác.
4. Kết luận.
Kỹ thuật bảo quản dưa muối chua chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng để đảm bảo độ an toàn và vị ngon của món ăn này. Hãy tuân thủ các nguyên tắc và kỹ thuật được nêu trên để đảm bảo dưa muối chua của bạn luôn tươi ngon và an toàn cho sức khỏe, không dùng thay thế hoàn toàn các loại rau, củ, quả tươi trong những bữa ăn hàng ngày. Hãy cố gắng tự làm các món dưa muối chua thay vì mua dưa làm sẵn để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
THÔNG TIN CÔNG TY
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NOVA
Trụ sở chính: 35, đường S9, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Website: https://www.novaphos.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/phugiahuonglieutoanquoc
Hotline: 0976.373.279