QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỐT MAYONNAISE
TỔNG HỢP CÁC CHẤT BẢO QUẢN THỰC PHẨM
Chất Bảo Quản Thực Phẩm Là Gì?
Chất bảo quản thực phẩm là thành phần không thiếu trong ngành công nghiệp thực phẩm giúp cho các sản phẩm duy trì được độ tươi ngon, kéo dài thời hạn sử dụng. Ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn, nấm mốc khi hư hỏng thực phẩm khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí.
Chất bảo quản thực phẩm gồm những chất gì?
Các loại chất bảo quản thực phẩm
Chất bảo quản thực phẩm được chia làm 2 loại chính theo nguồn gốc là chất bảo quản tự nhiên và chất bảo quản nhân tạo.
Top 5 loại chất bảo quản tự nhiên thường sử dụng
-
Muối
Ướp muối là một phương pháp quen thuộc, có hiệu quả cao. Muối có tính kháng khuẩn cao tạo nên môi trường khắc nghiệt khiến cho vi khuẩn khó phát triển hoặc bị tiêu diệt. Nhưng cũng nên lưu ý không nên để quá nhiều muối thực phẩm có thể bị nhiễm mặn sinh ra vi khuẩn có hại gây ngộ độc khi sử dụng. Thịt gà, thịt heo, thịt bò, cải thảo, các loại cá là những loại thực phẩm thường được dùng phương pháp ướp muối để làm tăng thêm hương vị và sự hấp dẫn cho các món ăn quen thuộc hàng ngày thịt heo muối, kim chi, giúp bảo quản trong thời gian dài.
-
Đường
Tương tự như muối, đường cũng được sử dụng để bảo thực phẩm. Đường thường được sử dụng để bảo quản trái cây, dùng làm siro, ô mai, các loại mứt, rượu trái cây ngoài ngon miệng, đẹp mắt còn tốt cho sức khỏe.
Muối là chất bảo quản thực phẩm tự nhiên quen thuộc
-
Giấm
-
Giấm chứa lượng lớn axit axetic giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. Giấm thường được làm dưa chua, nước sốt, khử mùi, bảo quản thịt, cá.
-
Mật ong
-
Mật ong ngoài những công dụng làm đẹp, tốt cho sức khỏe như làm lành vết thương, vết bỏng, giúp ngủ ngon còn có công dụng bảo quản thực phẩm với độ ẩm và độ pH thấp chống lại sự phát triển của các vi sinh vật.
Giấm tốt cho sức khỏe, bảo quản thực phẩm
-
Dầu ăn
Dầu ăn là nguyên liệu thiết yếu trong đời sống, không thể vắng mặt trong bất kỳ gian bếp nào. Dầu ăn được dùng để chế biến các món chiên, xào, làm món salad, còn có thể dùng để bảo quản thực phẩm. Với khả năng hỗ trợ làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm. Dầu ăn cũng là một lựa không thể bỏ qua. -
Chất bảo quản nhân tạo
Ngoài những chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, còn có những chất bảo quản nhân tạo để giúp cho quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản các loại thực phẩm trở nên thuận hơn, kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm.
Chất bảo quản thực phẩm được phép sử dụng:
Chất bảo quản BHT và BHA (Chất chống oxi hóa)
Tuy là chất bảo quản thực phẩm được sử dụng phổ biến nhưng lại có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người gây ra chứng tăng động (ADHD) ở trẻ, gây dị ứng có thể phát triển thành khối u, ung thư, ảnh hưởng đến gan và hệ thần kinh. Chất này thường được sử dụng các sản phẩm dầu chất béo, sản phẩm khoai tây, soup,...
Chính vì những tác hại khó lường mà một số quốc gia đã cấm sử dụng chất này trong bảo quản thực phẩm như Canada, Nhật Bản và các nước trong Liên minh Châu Âu.
Chất bảo quản Sodium Nitrat và Sodium Nitrit
Chất bảo quản thực phẩm này có tác dụng giữ cho thịt có màu đỏ tự nhiên, ức chế sự sinh sôi của các vi khuẩn, lâu mất mùi nhưng chất này cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tạo thành Nitrosamin, một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.
Chất bảo quản Sodium Benzoat
Chất bảo quản Sodium Benzoat có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường axit được sử dụng trong các loại đồ uống có ga, mứt, các gia vị, dưa chua, cà phê. Dù được xem là an toàn nhưng cũng có những nghiên cứu cho thấy nếu sử dụng chất này với nồng độ quá tiêu chuẩn cho phép làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp ở người.
Chất chống oxi hóa có tác hại khôn lườn với sức khỏe con người
Chất bảo quản Lưu huỳnh đioxít (SO2)
Có tác dụng chống mốc, tăng thêm sự bắt mắt cho đồ ăn. Dùng để bảo quản hoa quả sấy khô, hạn chế những vết màu nâu xuất hiện trên vỏ rau quả tươi. Chất SO2 gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như tăng tần suất hen phế quản, tăng khả năng mắc bệnh hen, gây dị ứng.
Chất bảo quản Carbon monoxit (CO)
Thường được sử dụng trong bảo thực phẩm như thịt bò, thịt heo tươi mới, thủy sản xuất khẩu, hay các loại rau quả tươi cần bảo quản lạnh sau khi hái. Có thể gây ra các triệu chứng chóng mệt, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở do giảm khả năng vận chuyển oxy, lượng hồng cầu bị giảm.
Chất bảo quản Chất 2,4 D và Dioxin
Chất bảo quản Chất 2,4 D và Dioxin vẫn được sử dụng để diệt cỏ nhưng khi pha loãng có tác dụng giữ cho hoa tươi lâu hơn được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng. Đây cũng là một thành phần trong chất độc màu da cam, gây nhiễm độc đối với cả người ngâm tẩm và người trực tiếp ăn. Chúng tác động lên ADN gây ra các dị thường như méo miệng, mù mắt, tật nguyền…
Chất bảo quản Carbon monoxit gây nên triệu chứng khó thở, chóng mặt cho con người
Lợi ích của chất bảo quản
Chất bảo quản thực phẩm giúp bảo quản thực phẩm tránh tình trạng ôi thiu do các vi khuẩn, nấm mốc chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đảm bảo được chất lượng của các sản phẩm cho đến khi sử dụng. Tạo sự thuận tiện cho các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm trong quá trình sản xuất, lưu trữ, phân phối đến với người tiêu dùng.
Tác hại khó lường của chất bảo quản
Cái gì quá cũng không tốt, bên cạnh những lợi ích mà chất bảo quản thực phẩm mang lợi chúng cũng ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm chúng ta chẳng thể nào lường được. Nếu sử dụng chất bảo quản không đúng liều lượng, thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh như hen suyễn, béo phì, dị ứng, ngộ độc, ảnh hưởng đến gan, hệ thần kinh.
Những quy định về sử dụng chất bảo quản thực phẩm cần lưu ý:
- Sử dụng hàm lượng cho phép theo đúng như quy định của Bộ Y tế.
-
Thận trọng khi sử dụng. không trộn các chất bảo quản khác nhau có thể xảy ra những phản ứng hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng có thể mang đến những kiến thức hữu ích cho các bạn. Nếu có thắc mắc, có nhu cầu mua chất bảo quản thực phẩm vui lòng để lại tin nhắn.